Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong phản biện và giám sát việc thực hiện các chính sách xã hội hiện nay

Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong phản biện và giám sát chính sách xã hội được xác định là nhiệm vụ quan trọng; góp phần thực hiện đúng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.

Quy chế giám sát và phản biện chính sách xã hội đã được thể chế hóa thành các quy định cụ thể trong Hiến pháp và trong một số văn kiện của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước.

Ảnh minh họa - Internet

1.Tư duy mới về phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong giám sát và phản biện xã hội

Trong những năm qua, các cấp ủy, tổ chức đảng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả Quyết định của Bộ Chính trị về Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội. Trong đó có, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong phản biện và giám sát chính sách xã hội. Nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị-xã hội và Nhân dân về phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong giám sát và phản biện chính sách xã hội được nâng lên; nội dung, phương thức thực hiện ngày càng thực chất theo hướng chuyên sâu, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những vấn đề quan trọng, liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân và dư luận xã hội quan tâm, bức xúc; góp phần tăng cường quyền làm chủ, sự đồng thuận của Nhân dân trong xây dựng, phát triển của đất nước, xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng ngày càng bền chặt.

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc quan điểm “dân là gốc”, thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân”; và để “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Đây không chỉ là phương châm, mục tiêu của Đảng mà còn là động lực để phát huy nguồn lực từ Nhân dân, khơi dậy sức mạnh toàn dân tộc trong bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là của dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Trong những năm qua, Mặt trận Tổ quốc các cấp với vai trò là liên minh chính trị, là tổ chức rộng rãi của nhân dân, đã vận động nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, củng cố hệ thống chính trị các cấp trong thực hiện chính sách xã hội ngày càng được phát huy. Đồng thời, thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội đối với các tổ chức đảng và cơ quan chính quyền, bao gồm cả giám sát việc thực hiện chính sách người có công, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, việc thực hiện chính sách, pháp luật về cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo trên địa bàn; giám sát cán bộ, đảng viên, các đại biểu dân cử, các công chức, viên chức, cơ quan nhà nước ở địa phương; tích cực tham gia chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, làm cho tổ chức đảng và bộ máy chính quyền các cấp thực sự trong sạch, vững mạnh, thực sự là của dân và vì dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được, chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa phát huy mạnh mẽ vai trò giám sát và phản biện của mình; việc xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát, phản biện xã hội có lúc, có nơi chưa chủ động, kịp thời, thiếu trọng tâm, trọng điểm, còn hình thức; nội dung, đối tượng-chính sách giám sát có lúc, có nơi chưa phù hợp; việc tổ chức giám sát đối với các chính sách xã hội chưa nhiều, nhất là đối với việc tổ chức thực hiện của người đứng đầu, cán bộ, đảng viên; việc theo dõi, đôn đốc giải quyết kiến nghị sau giám sát thiếu quyết liệt, chưa đi đến cùng. Một số tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trách nhiệm chưa thực hiện nghiêm túc việc trả lời, giải quyết các ý kiến, kiến nghị sau giám sát, phản biện xã hội; chưa chủ động phát hiện những vấn đề phát sinh để tổ chức giám sát, phản biện.

Mặt khác, việc thực thực hiện phương châm để: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” còn một số hạn chế. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: “Việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phương châm chưa thực sự thường xuyên. Công tác sơ kết, tổng kết việc thực hiện chưa được chú trọng. Một số văn bản pháp luật liên quan đến phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong phản biện và giám sát chính sách xã hội ở cơ sở chậm được xây dựng và hoàn thiện”. Thực hiện phương châm chưa thực sự đi đôi với giữ gìn trật tự, kỷ cương. Có nơi vẫn còn tình trạng dân chủ hình thức; ý kiến của Nhân dân chưa thực sự được lắng nghe; chưa được thể chế hóa một cách cụ thể, đầy đủ, đồng bộ trong hệ thống pháp luật; chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội của một số tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội chưa đều... Một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức chưa gương mẫu, chưa thực sự tôn trọng, coi nhẹ ý kiến, kiến nghị của Nhân dân, giải quyết chưa kịp thời các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, trong phát huy quyền làm chủ của Nhân dân...

 Những hạn chế, bất cập nêu trên chủ yếu là do nhận thức về công tác giám sát, phản biện xã hội của một số cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị-xã hội và Nhân dân chưa đầy đủ; chưa phát huy đầy đầy đủ quyền làm chủ của Nhân dân; chưa quan tâm kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy chế giám sát, phản biện xã hội; thiếu quy định cụ thể về quy trình, trách nhiệm trả lời, giải quyết kiến nghị sau giám sát, phản biện xã hội.

2. Kinh nghiệm và giải pháp nâng cao hiệu quả phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong phản biện và giám sát chính sách xã hội.

Để giải quyết được những hạn chế và những bất cập trên, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong giám sát và phản biện việc thực hiện các chính sách xã hội, cần vận dụng và thực hiện một số bài học và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong phản biện và giám sát chính sách xã hội sau:

Trước hết, tăng cường đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vế phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong phản biện và giám sát việc thực hiện các chính sách xã hội. Đây vừa là bài học kinh nghiệm vừa là định hướng quan trọng của công tác Mặt trận Tổ quốc hiện nay. Mặt trận và các tổ chức thành viên phải làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân hiểu đầy đủ và thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Mặt trận phải là hạt nhân trong công tác bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong phản biện và giám sát việc thực hiện các chính sách xã hội; kiên quyết đấu tranh bác bỏ các quan điểm sai trái, phản động, cơ hội chính trị chống phá cách mạng Việt Nam. Tăng cường tuyên truyền sâu rộng để các tầng lớp nhân dân nhận thức sâu sắc âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch xuyên tạc quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về các chính sách xã hội. Đấu tranh với những hành động chống lại hoặc không thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Hai là, cấp ủy, tổ chức đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã xã hội giữ vai trò hướng dẫn thực hiện quy chế dân chủ. Đây vừa là bài học kinh nghiệm vừa là giải pháp cơ bản trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong giám sát và phản biện chính sách xã hội; vai trò trách nhiệm của Mặt trận là tuyên truyền, giải thích, vận động các tầng lớp Nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình trong việc thực hiện tốt mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; đồng thời trong thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở. Cách làm là phải “đúng” và “khéo”, không gò ép áp đặt một cách thô bạo; phải tạo tính tự giác của mỗi người và nhân rộng các điển hình tiên tiến. Phải hiểu dân, tin tưởng dân, biết chờ đợi dân.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: xác định rõ hơn vai trò “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội làm nòng cốt để nhân dân làm chủ”. Đảng và Nhà nước đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật tạo nền tảng chính trị, pháp lý, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân; khẳng định “vai trò chủ thể, vị trí trung tâm” của nhân dân trong toàn bộ quá trình xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Mặt trận Tổ quốc đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức trong hệ thống chính trị tuyên truyền, vận động, tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân, tạo sự thống nhất và đồng thuận cao trong xã hội”. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội đã rất tích cực tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân trên tinh thần đoàn kết phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong giám sát và phản biện chính sách xã hội, góp phần thắt chặt mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân trong giám sát và phản biện chính sách xã hội.

Ba là, coi việc giám sát và phản biện xã hội là công tác của toàn dân, ai cũng có trách nhiệm giám sát và phản biện xã hội. Nhưng phải có sự phân công cụ thể, ai là chủ thể trực tiếp tổ chức giám sát và phản biện xã hội, tránh phân công chung chung dễ xẩy ra tình trạng trùng lắp nội dung hoặc có những việc không tổ chức nào đứng ra thực hiện. Mọi thông tin về những việc cần giám sát và phản biện việc thực hiện chính sách xã hội phải được minh bạch và công khai. Cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể các cấp cần biểu dương, khích lệ những người dân làm tốt công tác giám sát, phản biện việc thực hiện các chính sách xã hội và có cơ chế bảo vệ những người trung thực, thẳng thắn trong đấu tranh giám sát và phản biện xã hội. Theo đó, đội ngũ cán bộ được phân công tham gia giám sát phải có kiến thức nhất định về chuyên môn và bản lĩnh chính tri. Có như vậy công việc giám sát và phản biện chính sách xã hội mới có hiệu quả, góp phần làm lành mạnh các hoạt động xã hội, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, đồng thời góp phần xây dựng bộ máy chính quyền địa phương và hệ thống chính trị thật sự trong sạch vững mạnh, vững mạnh.

Bốn là, cần có kế hoạch dài hạn và từng giai đoạn, trước mắt nên lựa chọn những vấn đề phù hợp, thiết thực với đời sống, những vấn đề bức xúc mà nhân dân đang quan tâm để thực hiện trước. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp cần có chương trình, kế hoạch, nội dung phát huy vai trò và quyền làm chủ của Nhân dân trong giám sát và phản biện xã hội cụ thể, báo cáo cấp ủy và chính quyền cùng cấp trước khi triển khai để được hỗ trợ và tạo điều kiện thực hiện. Trong đó với vai trò giám sát của mình, khuyến khích các tổ chức chính trị-xã hội và các tầng lớp nhân dân phản ảnh và tích cực giám sát, phản biện việc thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cùng với đó, cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của cấp ủy, chính quyền các cấp về tăng cường phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong việc phản ảnh, tố giác tội phạm, tham nhũng, tố giác cán bộ có biểu hiện suy thoái về ư tưởng chính trị, đạo đức nối sống; những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa trong nội bộ. Coi việc giám sát và phản biện xã hội là công tác của toàn dân, ai cũng có trách nhiệm giám sát và phản biện xã hội. Nhưng phải có sự phân công cụ thể, ai là chủ thể trực tiếp tổ chức giám sát và phản biện xã hội, tránh phân công chung chung dễ xẩy ra tình trạng trùng lắp nội dung hoặc có những việc không tổ chức nào đứng ra thực hiện.

Mọi thông tin về những việc cần giám sát và phản biện việc thực hiện chính sách xã hội phải được minh bạch và công khai. Cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể các cấp cần biểu dương, khích lệ những người làm tốt công tác giám sát, phản biện xã hội và có cơ chế bảo vệ những người trung thực, thẳng thắn trong đấu tranh giám sát và phản biện xã hội. Theo đó, đội ngũ cán bộ được phân công tham gia giám sát phải có kiến thức nhất định về chuyên môn và bản lĩnh chính tri. Có như vậy mới nâng cao hiệu quả phát huy được quyền làm chủ của Nhân dân trong giám sát và phản biện chính sách xã hội; góp phần làm lành mạnh các hoạt động xã hội, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, đồng thời góp phần xây dựng bộ máy chính quyền địa phương và hệ thống chính trị thật sự trong sạch vững mạnh./.

ThS NGUYỄN VĂN HƯNG

Trưởng Phòng Tổ chức hành chính Thông tin tư liệu

Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong TP. Hà Nội

...
  • Tags: