Đại biểu tham dự buổi diễn tập, về phía Ủy ban nhân dân TP có đồng chí Ngô Minh Châu – Phó Chủ tịch; về phía lãnh đạo Công An Tp có đồng chí Thiếu tướng Lê Hồng Nam- Giám đốc Công an TP HCM, Thiếu tướng Đinh Thanh Nhàn- Phó giám đốc CA TPHCM. Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hưởng Phó giám đốc CA TPHCM, Thiếu tướng Trần Đức Tài Phó giám đốc CA TPHCM đồng chí Thiếu tướng PGS.TS Phạm Văn Long - Phó Hiệu trưởng. Về phía Sở Giao thông – Vận tải có đồng chí Trần Quang Lâm – Giám đốc; về phía các đồng chí nguyên lãnh đạo Công an thành phố và Cảnh sát PC&CC thành phố Hồ Chí Minh, tham dự có đồng chí Trung tướng Nguyễn Chí Thành - Nguyên Giám đốc Công an thành phố; đồng chí Thiếu tướng Trần Triều Dương - Nguyên Giám đốc Cảnh sát PC&CC TP; đồng chí Đại tá Lê Tấn Bửu - nguyên Giám đốc Cảnh sát PC&CC TP; đồng chí Thiếu tướng Đào Công Danh - Nguyên Phó Giám đốc Công an thành phố; đồng chí Đại tá Nguyễn Văn Băng - Nguyên Phó Giám đốc Công an thành phố; Cùng đại diện lãnh đạo Cục C07, Ban Giám đốc Công an, Phòng PC07 Thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng, tỉnh Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang…
Với tình huống diễn tập là giới thiệu cơ chế thông tin chỉ huy, điều hành chữa cháy, CNCH và diễn tập thực binh tại cơ sở. Lực lượng tham gia dự kiến huy động khoảng 1.279 người từ các đơn vị: Trung tâm Quản lý điều hành Giao thông Đô thị - Sở Giao thông vận tải Thành phố, Công an Thành phố, Sở Y tế, Bộ Tư Lệnh Thành phố, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV, Tổng Công ty Điện lực TP, Thanh niên xung phong, UBND thành phố Thủ Đức, Sở Tài chính Thành phố, Văn phòng UBND TP, Đài truyền hình TPHCM…
Dự kiến huy động 88 phương tiện cơ giới các loại phục vụ công tác chữa cháy và tìm kiếm cứu nạn cứu hộ gồm: xe chỉ huy, xe chữa cháy, xe thang, xe cứu nạn cứu hộ, xe xử lý môi trường cháy, xe rô bốt chữa cháy, xe chữa cháy phá dỡ đa năng, tàu chữa cháy, cano, tàu lai dắt, xe ô tô, xe cẩu, xe nâng hàng, xe trạm bơm, xe cứu thương và xe chở lực lượng, phương tiện nghiệp vụ chuyên dùng cùng với các khí tài phòng độc chuyên dụng các loại…
Về nội dung diễn tập giả định, xe khách 30 chỗ đang lưu thông trong đường hầm sông Sài Gòn (hướng từ Quận 1 sang thành phố Thủ Đức), đến vị trí cách đầu hầm Thủ Đức 300m thì gặp sự cố xe bị tắt máy đột ngột không di chuyển được. Khi phát hiện xe phía trước dừng đột ngột, xe tải chở hàng tải trọng 2,5 tấn đang chạy cùng làn đường phía sau bất ngờ, hoảng loạn, không làm chủ được tay lái tông thẳng vào đuôi xe khách, gây nên sự cố tai nạn xảy ra liên hoàn các xe phía sau. Cùng lúc này bên làn xe máy có nhiều xe máy đang lưu thông, khi thấy có sự cố tai nạn phía trước lập tức phanh gấp làm nhiều xe máy té ngã cùng thời điểm. Phía sau đoạn xảy ra tai nạn, các xe dừng lại không di chuyển được, gây ùn tắc cục bộ bên trong đường hầm, từ vị trí sự cố ngược ra khỏi đầu hầm Quận 1.
Sau cú va chạm mạnh giữa 2 xe ô tô khách và xe tải. Hậu quả làm phần đầu xe tải biến dạng, tài xế lái xe tải cùng 1 phụ xe bị thương bất tỉnh bên trong cabin, hàng hóa phía sau xe tải bốc cháy dữ dội. 2 xe ô tô 4 chỗ va chạm làm lái xe bị thương và 1 trẻ em bị kẹt trong xe, gây hư hỏng xe máy và làm bị thương 5 người, ngoài ra trên xe khách còn nhiều người bị thương, hoảng loạn la hét, tìm đường thoát nạn.
Nhận được tin báo từ người dân, Khi phát hiện cháy tại đường hầm, lực lượng tại chỗ của Trung tâm Quản lý điều hành Giao thông Đô thị thông báo cho toàn cơ sở nắm tình hình sự cố, thông báo cho lực lượng chuyên nghiệp biết thông tin qua số điện thoại 114, đồng thời triển khai chữa cháy của lực lượng tại chỗ.
Trung tâm thông tin chỉ huy Phòng PC07 – Công an TP HCM khi nhận được thông tin diễn biến đám cháy đã tham mưu báo cáo BCH Phòng PC07 nhanh chóng điều động Đội Cảnh sát PCCC&CNCH thành phố Thủ Đức và Đội CC&CNCH Khu vực 1 nhanh chóng đến hiện trường để triển khai chữa cháy và cứu người bị nạn mắc kẹt trên xe.
Khi Ban chỉ huy Phòng PC07 đến hiện trường nhận định đám cháy diễn biến phức tạp đã điều động Đội các đơn vị trực thuộc nhanh chóng đến hiện trường để triển khai chữa cháy. Đồng thời báo cáo ngay với Ban Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh qua đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hưởng – Phó Giám đốc CATP thông tin về vụ cháy, nổ, sự cố tai nạn và đề xuất việc điều động, huy động các đơn vị thuộc quyền hạn, nhiệm vụ của Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh (Đội Cảnh sát PCCC&CNCH Công an Quận 1, Phòng PC08) nhanh chóng đến hiện trường để triển khai chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Khi nhận được tin báo về sự cố cháy, nổ, thay mặt Ban Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh, đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hưởng – Phó Giám đốc CATP báo cáo UBND Thành phố qua đồng chí Ngô Minh Châu – Phó Chủ tịch UBND Thành phố về thông tin vụ cháy, nổ, tai nạn và đề nghị xin chi viện lực lượng, phương tiện của các đơn vị Quân đội, Sở, ban, ngành…(Bộ Tư Lệnh, Sở Y tế, Hội Chữ Thập Đỏ, lực lương TNXP…) để phối hợp chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Khi nhận được thông tin báo cáo về tình hình sự cố cháy, nổ tai nạn tại Đường hầm sông Sài Gòn, thay mặt Lãnh đạo UBND Thành phố, đồng chí Ngô Minh Châu - Phó Chủ tịch chỉ đạo các đơn vị Sở, ban, ngành, lực lượng Bộ Tư lệnh Thành phố… phối hợp với Công an Thành phố điều động lực lượng, phương tiện đến hiện trường tham gia phối hợp cứu chữa và tổ chức công tác chỉ đạo, chỉ huy và điều động lực lượng, phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có hiệu quả, khống chế đám cháy nhanh nhất và xử lý cứu nạn, cứu hộ kịp thời.
Diễn tập phương án (DTPA) chữa cháy và tìm kiếm CNCH là hoạt động tuyên truyền trực quan sinh động, bài học thực tế tại hiện trường để lực lượng chữa cháy - CNCH chuyên nghiệp và những lực lượng tham gia diễn tập nâng cao nhận thức, năng lực về công tác CC - CNCH và làm quen với địa hình để khi sự cố cháy nổ xảy ra có thể sẵn sàng chủ động ứng phó. Một công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng hiệu quả mà nó mang lại vô cùng to lớn, tránh được thương vong, thiệt hại về người và tài sản. Buổi diễn tập phương án thực binh mới đây tại đường hầm sông Sài Gòn với quy mô cấp TP là một trong những điển hình cụ thể.
Theo Đại tá Huỳnh Quang Tâm, đường hầm vượt sông Sài Gòn được xem là đường hầm hiện đại nhất Đông Nam Á, mỗi ngày có trên 40 ngàn lượt xe ô tô và 200 ngàn lượt xe gắn máy lưu thông qua hầm. Với lưu lượng và mật độ giao thông này, nguy cơ xảy ra tai nạn, va chạm giao thông và có thể dẫn đến cháy, nổ là rất lớn. Do vậy, công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho công trình đòi hỏi phải thường xuyên được quan tâm đặc biệt, trong đó có công tác đảm bảo tuyệt đối an toàn về phòng cháy chữa cháy.
Hình ảnh ghi nhận:
Văn Lịch- Tiến Sang