‘Bóng ma’ COVID-19 vẫn luôn rình rập

Vậy là sau gần 3 tháng căng mình chống dịch, Việt Nam lại vừa ghi nhận ca COVID-19 lây nhiễm trong cộng đồng đầu tiên. Trong cuộc chiến dai dẳng này, rõ ràng ca mắc mới nhắc nhớ chúng ta nhiều điều vì “bóng ma” đại dịch chưa hề qua đi và hiểm họa vẫn còn

Vậy là sau gần 3 tháng căng mình chống dịch, Việt Nam lại vừa ghi nhận ca COVID-19 lây nhiễm trong cộng đồng đầu tiên. Trong cuộc chiến dai dẳng này, rõ ràng ca mắc mới nhắc nhớ chúng ta nhiều điều vì “bóng ma” đại dịch chưa hề qua đi và hiểm họa vẫn còn nguyên.

Đã hơn 1 năm kể từ ngày dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 xuất hiện và bùng phát khắp thế giới, nhiều nước đã trải qua làn sóng dịch thứ 2, thứ 3... Sau quãng thời gian dài chống dịch như vậy, các nước đang từng bước làm quen với cuộc sống bình thường mới. Tuy nhiên, song song với đó là một thực trạng đáng quan ngại, đó là người dân bắt đầu có tâm lý chủ quan, mất cảnh giác, lơ là các biện pháp phòng dịch.

Cần phải thấy rằng tại thời điểm này, dịch COVID-19 trên thế giới vẫn đang diễn biến hết sức nghiêm trọng và khó lường. Hiện nay, số lượng ca mắc bệnh và tử vong mới mỗi ngày thậm chí còn cao hơn so với các thời điểm “đỉnh dịch” trước đây. Ông David Nabarro, Đặc phái viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cảnh báo “điều đáng sợ là cơn ác mộng COVID-19 vẫn chưa dừng lại, thậm chí còn xấu hơn theo mỗi ngày trôi qua”.

Theo WHO, ít nhất 73 quốc gia đang chứng kiến số ca nhiễm mới tăng vọt. Ví dụ ở Ấn Độ, nước này ghi nhận trên 90.000 ca nhiễm mới/ngày, cao hơn nhiều so với thời điểm được coi là đỉnh dịch hồi tháng 8. Ngay tại khu vực Đông Nam Á, nhiều nước thành viên ASEAN như Indonesia và Myanmar cũng hứng chịu các làn sóng dịch COVID-19 mới với số ca tử vong ngày một tăng. Tính tới sáng 3/12, thế giới đã ghi nhận trên 64,7 triệu ca bệnh và trong nhiều ngày liền số bệnh nhân mới đều trên ngưỡng 500.000 ca/ngày. Chỉ trong vỏn vẹn 1 tháng kể từ đầu mùa Đông tới nay, thế giới đã có thêm 1,7 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2. Mùa Đông lạnh người dân có xu hướng tập trung ở trong nhà, phòng kín nhiều; virus lại có thể sống lâu trong môi trường không khí lạnh ẩm nên nguy cơ lây truyền rất cao.

Giới chuyên gia dịch tễ thế giới cảnh báo điều đáng lo ngại là chúng ta còn chưa đi hết nửa quãng đường và mới chỉ ở giai đoạn đầu của cuộc chiến chống COVID-19. Tâm lý lơ là, “nhờn dịch” của một bộ phận người dân ở nhiều nước là yếu tố chủ quan, cộng với các yếu tố khách quan như mùa Đông giá lạnh đang đến hay chưa có vaccine, là những nguyên nhân chính khiến dịch COVID-19 tiếp tục lây lan và bùng phát.

Song, nếu yếu tố khách quan không thể né tránh, thì việc người dân chủ quan, mất cảnh giác và buông lỏng các biện pháp phòng chống dịch là hết sức đáng lên án, như trường hợp của bệnh nhân BN1342 tại Thành phố Hồ Chí Minh mới đây. BN1342 đã vi phạm rất nghiêm trọng các qui định phòng chống COVID-19 tại khu cách ly tập trung, gây hậu quả làm lây lan dịch bệnh ra cộng đồng. Với những kinh nghiệm quý báu tích lũy được từ các đợt chống dịch trước đây, Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 và các ban ngành liên quan đang quyết liệt đưa ra giải pháp ngăn chặn với tinh thần khẩn trương hành động, thần tốc điều tra, truy vết F1, F2, không để lây lan ra thành đợt dịch mới. Tuy nhiên, nỗ lực và công sức của các cơ quan chức năng sẽ trở thành công cốc một khi người dân vẫn cứ chủ quan và thậm chí là thiếu ý thức, thiếu trách nhệm với bản thân và xã hội như vậy.

Nếu tái diễn tình trạng lỏng lẻo trong cách ly phòng dịch COVID-19 như trường hợp nam bệnh nhân BN1342 thì nguy cơ bùng phát dịch diện rộng sẽ là rất lớn. Bên cạnh đó, qua vụ việc của bệnh nhân BN1342, nên chăng cần phải xử lý thật sự nghiêm khắc, mang tính răn đe cao, đối với những trường hợp vi phạm qui định về phòng chống dịch gây hậu quả nghiêm trọng cho cộng đồng.

Chiều 1/12 vừa qua, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ nghe Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống COVID-19 báo cáo tình hình và các biện pháp phòng chống. Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng cho biết ông đã gọi điện thoại cho lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và Bộ Y tế để yêu cầu biện pháp mạnh hơn, “phải làm rõ trách nhiệm về trường hợp để lây nhiễm cộng đồng, ở bộ phận nào, cá nhân nào trong thực hiện quy trình cách ly. Cơ quan nào chịu trách nhiệm”. Điều đó thật sự cần thiết và kịp thời.

Thế giới vừa trải qua một năm giông bão vì đại dịch COVID-19. Vào những ngày cuối năm, đoàn tụ sum họp gia đình là tâm lý chung của người dân ở bất cứ nơi đâu trên Trái Đất này. Tuy nhiên, điều tưởng chừng giản đơn và hết sức tự nhiên ấy bỗng trở nên khó khăn, xa vợi bởi nhiều nước đang thực thi giãn cách xã hội, hạn chế đi lại và giới hạn tụ họp đông người để tránh lây lan dịch bệnh. Người dân giờ đây “không muốn mà phải quen” với các ngày lễ truyền thống như Lễ Tạ ơn, Giáng sinh hay Năm mới diễn ra trực tuyến.

Bao giờ đại dịch COVID-19 mới đi qua? Bao giờ cuộc sống trên thế giới này trở lại bình thường? Bao giờ niềm vui đoàn viên cuối năm mới trở lại? Câu trả lời phụ thuộc không nhỏ vào ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi con người, dù sống ở Việt Nam hay bất cứ nơi đâu.

Đã hơn 1 năm kể từ ngày dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 xuất hiện và bùng phát khắp thế giới, nhiều nước đã trải qua làn sóng dịch thứ 2, thứ 3... Sau quãng thời gian dài chống dịch như vậy, các nước đang từng bước làm quen với cuộc sống bình thường mới. Tuy nhiên, song song với đó là một thực trạng đáng quan ngại, đó là người dân bắt đầu có tâm lý chủ quan, mất cảnh giác, lơ là các biện pháp phòng dịch.

Cần phải thấy rằng tại thời điểm này, dịch COVID-19 trên thế giới vẫn đang diễn biến hết sức nghiêm trọng và khó lường. Hiện nay, số lượng ca mắc bệnh và tử vong mới mỗi ngày thậm chí còn cao hơn so với các thời điểm “đỉnh dịch” trước đây. Ông David Nabarro, Đặc phái viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cảnh báo “điều đáng sợ là cơn ác mộng COVID-19 vẫn chưa dừng lại, thậm chí còn xấu hơn theo mỗi ngày trôi qua”.

Theo WHO, ít nhất 73 quốc gia đang chứng kiến số ca nhiễm mới tăng vọt. Ví dụ ở Ấn Độ, nước này ghi nhận trên 90.000 ca nhiễm mới/ngày, cao hơn nhiều so với thời điểm được coi là đỉnh dịch hồi tháng 8. Ngay tại khu vực Đông Nam Á, nhiều nước thành viên ASEAN như Indonesia và Myanmar cũng hứng chịu các làn sóng dịch COVID-19 mới với số ca tử vong ngày một tăng. Tính tới sáng 3/12, thế giới đã ghi nhận trên 64,7 triệu ca bệnh và trong nhiều ngày liền số bệnh nhân mới đều trên ngưỡng 500.000 ca/ngày. Chỉ trong vỏn vẹn 1 tháng kể từ đầu mùa Đông tới nay, thế giới đã có thêm 1,7 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2. Mùa Đông lạnh người dân có xu hướng tập trung ở trong nhà, phòng kín nhiều; virus lại có thể sống lâu trong môi trường không khí lạnh ẩm nên nguy cơ lây truyền rất cao.

Giới chuyên gia dịch tễ thế giới cảnh báo điều đáng lo ngại là chúng ta còn chưa đi hết nửa quãng đường và mới chỉ ở giai đoạn đầu của cuộc chiến chống COVID-19. Tâm lý lơ là, “nhờn dịch” của một bộ phận người dân ở nhiều nước là yếu tố chủ quan, cộng với các yếu tố khách quan như mùa Đông giá lạnh đang đến hay chưa có vaccine, là những nguyên nhân chính khiến dịch COVID-19 tiếp tục lây lan và bùng phát.

Song, nếu yếu tố khách quan không thể né tránh, thì việc người dân chủ quan, mất cảnh giác và buông lỏng các biện pháp phòng chống dịch là hết sức đáng lên án, như trường hợp của bệnh nhân BN1342 tại Thành phố Hồ Chí Minh mới đây. BN1342 đã vi phạm rất nghiêm trọng các qui định phòng chống COVID-19 tại khu cách ly tập trung, gây hậu quả làm lây lan dịch bệnh ra cộng đồng. Với những kinh nghiệm quý báu tích lũy được từ các đợt chống dịch trước đây, Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 và các ban ngành liên quan đang quyết liệt đưa ra giải pháp ngăn chặn với tinh thần khẩn trương hành động, thần tốc điều tra, truy vết F1, F2, không để lây lan ra thành đợt dịch mới. Tuy nhiên, nỗ lực và công sức của các cơ quan chức năng sẽ trở thành công cốc một khi người dân vẫn cứ chủ quan và thậm chí là thiếu ý thức, thiếu trách nhệm với bản thân và xã hội như vậy.

Nếu tái diễn tình trạng lỏng lẻo trong cách ly phòng dịch COVID-19 như trường hợp nam bệnh nhân BN1342 thì nguy cơ bùng phát dịch diện rộng sẽ là rất lớn. Bên cạnh đó, qua vụ việc của bệnh nhân BN1342, nên chăng cần phải xử lý thật sự nghiêm khắc, mang tính răn đe cao, đối với những trường hợp vi phạm qui định về phòng chống dịch gây hậu quả nghiêm trọng cho cộng đồng.

Chiều 1/12 vừa qua, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ nghe Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống COVID-19 báo cáo tình hình và các biện pháp phòng chống. Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng cho biết ông đã gọi điện thoại cho lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và Bộ Y tế để yêu cầu biện pháp mạnh hơn, “phải làm rõ trách nhiệm về trường hợp để lây nhiễm cộng đồng, ở bộ phận nào, cá nhân nào trong thực hiện quy trình cách ly. Cơ quan nào chịu trách nhiệm”. Điều đó thật sự cần thiết và kịp thời.

Thế giới vừa trải qua một năm giông bão vì đại dịch COVID-19. Vào những ngày cuối năm, đoàn tụ sum họp gia đình là tâm lý chung của người dân ở bất cứ nơi đâu trên Trái Đất này. Tuy nhiên, điều tưởng chừng giản đơn và hết sức tự nhiên ấy bỗng trở nên khó khăn, xa vợi bởi nhiều nước đang thực thi giãn cách xã hội, hạn chế đi lại và giới hạn tụ họp đông người để tránh lây lan dịch bệnh. Người dân giờ đây “không muốn mà phải quen” với các ngày lễ truyền thống như Lễ Tạ ơn, Giáng sinh hay Năm mới diễn ra trực tuyến.

Bao giờ đại dịch COVID-19 mới đi qua? Bao giờ cuộc sống trên thế giới này trở lại bình thường? Bao giờ niềm vui đoàn viên cuối năm mới trở lại? Câu trả lời phụ thuộc không nhỏ vào ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi con người, dù sống ở Việt Nam hay bất cứ nơi đâu.

  • Tags: