Cần hoàn thiện chính sách pháp luật để doanh nghiệp Việt tiếp cận các mô hình kinh doanh mới

PLQL - Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang ập đến và mang lại những lợi thế lớn cho những ai biết chớp thời cơ và chịu học hỏi. Tuy nhiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ và hộ kinh doanh nhỏ lẻ tại Việt Nam, đa số với quy mô vừa và nhỏ, thậm chí rất nhỏ nên v

PLQL - Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang ập đến và mang lại những lợi thế lớn cho những ai biết chớp thời cơ và chịu học hỏi. Tuy nhiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ và hộ kinh doanh nhỏ lẻ tại Việt Nam, đa số với quy mô vừa và nhỏ, thậm chí rất nhỏ nên việc ứng dựng công nghệ trong kinh doanh rất hạn chế, điều này ảnh hưởng đến việc kết nối, chăm sóc khách hàng và khó khai thác được nhiều thông tin từ khách hàng tiềm năng. Do vậy hiệu quả kinh doanh thấp, khó mở rộng thị trường mới và quy mô kinh doanh. Hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều nhận thức thực sự cần thiết phải thay đổi mô hình kinh doanh phù hợp tình hình mới và ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh 4.0.

Ảnh min họa 

Những xu hướng kinh doanh mới

Theo LS Nguyễn Đặng Minh, Thạc sỹ Luật (Trường Cao Học Luật – Đại Học Tổng Hợp Nagoya, Nhật Bản), Giám đốc Công ty Luật TNHH Quốc Tế Blue Pisces, xu hướng kinh doanh thời đại mới là dựa trên nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Kinh doanh không dùng tiền mặt dựa trên nền tảng công nghệ tận dụng triệt để trí tuệ nhân tạo (AI), kết nối Internet toàn cầu, khai thác và kết nối tập dữ liệu lớn (Big Data), công nghệ (Fintech), kết hợp việc ứng dụng công nghệ với các biện pháp khuyến mãi sử dụng công nghệ số và khuyến khích khách hàng sử dụng công nghệ như tích điểm giữ chân và giúp khách hàng tiêu dùng thông minh, xây dựng cộng đồng kinh doanh rộng lớn để tạo sự chia sẻ, lan toả giá trị doanh nghiệp ra cộng đồng.

Tại Việt Nam thời gian qua đã có một số giải pháp đang được các doanh nghiệp triển khai như hãng xe vận tải MaiLinh taxi, câu chuyện về 7 hãng taxi khác nhau đã liên kết, hợp tác cùng khai thác dưới tên G7 (Group 7), ứng dụng công nghệ, sử dụng chung ứng dụng (App) gọi xe. Đây là một minh chứng cho sự thay đổi để các doanh nghiệp Việt Nam trở nên thích ứng, tăng cường năng lực cạnh tranh trong cuộc đua bứt phá với đối thủ “taxi công nghệ” Grab.

Hoàn thiện chính sách pháp luật

Hoàn thiện pháp lý để giúp doanh nghiệp yên tâm triển khai là nhu cầu cấp bách . Hiện chính phủ đã giao cho nhóm chuyên gia, các bộ ngành, đầu mối để sớm hoàn thiện pháp lý và các chính sách liên quan đến các mô hình lĩnh vực kinh doanh mới như Fintech (đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng-tín dụng), Blockchain…Bên cạnh thuận lợi đó thì có nhiều bất cập gặp phải trong quá trình triển khai mô hình kinh doanh mới ứng dụng số hoá, Fintech, blockchain… Theo ông Nguyễn Hùng Sơn – TGĐ công ty FSI “Nhờ có công nghệ, năng suất và chất lượng được nâng cao đáng kể, đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu của khách hàng, tiết kiệm chi phí tối đa, tạo ra nhiều giá trị thặng dư ”

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ Tịch Hội Trọng tài Thương mại TP.HCM chia sẻ: “Bộ Công thương cần sớm tham mưu trình Chính phủ ban hành các chính sách cụ thể để doanh nghiệp thực hiện đúng pháp luật, yên tâm hoạt động và phát triển kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ của mình với nhà nước. Một số lĩnh vực rất mới ở Việt Nam mà chưa có các quy định pháp luật điều chỉnh một cách rõ ràng như Fintech (đặc biệt là các Finteach trong lĩnh vực tài chính-tín dụng), blockchain, và gần đây nhất là các App tiêu dùng tích điểm đang thu hút sự quan tâm của dư luận, mặc dù còn nhiều tranh cãi và tồn tại cả hai luồng quan điểm, có nhiều ý kiến ủng hộ cũng như trái chiều.

LS. Hậu cho rằng đối với mô hình kinh doanh mới cũng có tiền lệ tương tự như Grab, thì nên áp dụng mô hình thử nghiệm, có quy định tạm thời cho dự án thử nghiệm (các quy định sandbox), và đặc biệt cần phải có sự phối hợp chặt chẽ các bộ ngành liên quan để từ thực tế thử nghiệm đó, đúc kết và tổng kết để qua đó nhằm sớm ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các quy định nhằm hướng dẫn chính thức để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển và chuyển đổi mô hình kinh doanh một cách hợp thức, tuân thủ quy định pháp luật. Ở góc độ này, chúng ta cần có nhìn nhận toàn diện, khách quan dựa trên căn cứ khoa học, cụ thể để vừa khuyến khích các mô hình kinh doanh mới phát triển, đồng thời cũng giúp các cơ quan quản lý nhà nước làm tốt nhiệm vụ của mình là xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, thúc đẩy sự phát triển, bắt kịp xu thế trên tinh thần khuyến khích kinh doanh, công dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh những gì pháp luật không cấm và phù hợp với thông lệ quốc tế”.

Trần Hơn

  • Tags: