Chính sách pháp luật đất đai cho doanh nghiệp qua các thời kỳ

Pháp luật về đất đai của Việt Nam đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển, bắt đầu từ Luật Đấi đai 1987, tiếp theo đó là Luật Đất đai 1993, Luật Đất đai 2003( được sửa đổi, bổ sung năm 2009) và hiện tài là Luật Đất đai năm 2013. Luật Đất đai năm 2013 và các

Chính sách pháp luật đất đai cho doanh nghiệp qua các thời kỳ

Pháp luật về đất đai của Việt Nam đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển, bắt đầu từ Luật Đấi đai 1987, tiếp theo đó là Luật Đất đai 1993, Luật Đất đai 2003( được sửa đổi, bổ sung năm 2009) và hiện tài là Luật Đất đai năm 2013. Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành gồm nghị định của Chính phủ, thông tư của các bộ… đã tạo được hành lang pháp lý khá hoàn thiện điều chỉnh các quan hệ pháp luật về đất đai. Do quan hệ pháp luật đất đai đai được diễn ra ở nhiều giai đoạn có sự sửa đổi, bổ sung luật, vì vậy Quý khách hàng cần nắm vững các đặc điểm pháp lý riêng của từng loại đất, chủ sử dụng đất, hiệu lực theo không gian, thời gian của các văn bản pháp luật về đất đai, liên quan đến đất đai để có thể áp dụng chuẩn xác nhất cho nhu cầu sử dụng đất đai của doanh nghiệp mình.

Ảnh minh họa

Pháp luật về đất đai giai đoạn trước ngày 01/7/1980.

Thời điểm ban hành quyết định số 201- CP ngày 01/7/1980 của Hội đồng chính phủ về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước. Các văn bản về đất đai trước thời điểm ngày 01/7/1980 được gọi chung là các văn bản pháp luật trước Hiến pháp 1980.

Thời kì này, các văn bản áp dụng để giải quyết các vấn đề liên quanđến quản lý và sử dụng đất của doanh nghiệp, đặc biệt là vấn đề tranh chấp cần lưu ý:

  • Thông tư số 73/TTg ngày 07/7/1962 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý đất của tư nhân cho thuê, đất vắng chủ, đất bỏ hoang ở nội thành, nội thị.
  • Quyết định số 188/CP ngày 25/9/1976 của Hội đồng Chính phủ về chính sách xóa bỏ triệt để tàn tích chiếm hữu ruộng đất và các hình thức bóc lột thực dân, phong kiến ở miền Nam Việt Nam.
  • Quyết định số 111/CP ngày 14/4/1977 của Hội đồng Chính phủ về việc ban hành chính sách quản lý và cải tạo xã hội chủ nghĩa với nhà, đất cho thuê ở các đô thị của các tỉnh phía Nam.
  • Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình.

Pháp luật gia đoạn từ ngày 01/7/1980 đến ngày 8/1/1988

Đây là giai đoạn thi hành Hiến pháp 1980, gian đoạn này áp dụng các văn bản cơ bản sau để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền sử dụng đất của doanh nghiệp:

  • Quyết định số 201-CP ngày 01/7/1980 của Hội đồng Chính phủ về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước,
  • Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình quy định về việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập trong giai đoạn này từ khi Quyết định số 201-CP được ban hành đến trước thời điểm Luật Đất đai 1993 có hiệu lực.

Pháp luật giai đoạn từ ngày 08/1/1988 đến ngày 15/10/1993

Đây là giai đoạn Luật Đất đai 1987 có hiệu lực thi hành. Các văn bản hướng dẫn trogn giai đoạn này cần lưu ý là:

  • Quyết định số 13-HĐBT ngày 01/02/1989 của Hội đồng Bộ trưởng về việc giải quyết một số vấn đề cấp bách về ruộng đất;
  • Nghị định số 30-HĐBT ngày 23/3/1989 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành Luật Đất đai.
  • Chỉ thị số 77-CT ngày 09/3/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc thực hiện một số biện pháp cấp bách để ngăn chặn việc giao đất, mua bán, chuyển nhượng và sử dụng đất đai trái pháp luật.
  • Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình.

Pháp luật giai đoạn từ ngày 15/10/1993 đến ngày 01/7/2004

Giai đoạn thi hành Luật Đất đai 1993( được sửa đổi, bổ sung năm 1998, 2001) với các văn bản hướng dẫn cơ bản như sau:

  • Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.
  • Thông tư số 1417/1999/TT-TCĐC ngày 18/9/1999 của Tổng cục Địa chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.
  • Nghị định số 79/2001/NĐ-CP ngày 01/11/2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ dung một số điều của Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.

Pháp luật gia đoạn từ ngày 01/7/2004 đến ngày 01/7/2014

Đây là giai đoạn thi hành Luật Đất đai 2003, quý khách hàng cần lưu ý các văn bản hướng dẫn cơ bản là:

  • Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
  • Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình.

Pháp luật gia đoạn từ ngày 01/7/2014- giai đoạn thi hành Luật Đất đai năm 2013

Đối với pháp luật về đất đai giai đoạn này, có những văn bản pháp luật cần lưu ý như sau:

  • Luật Đất đai năm 2013
  • Các văn bản hướng dẫn thi hành, trong đó chủ yếu là Nghị định 43/2014/NĐ-CP và các nghị định từ Nghị định số 44/2014/NĐ-CP đến Nghị định số 47/2014/NĐ-CP; các thông tư của Bộ tài nguyên và Môi trường, của Bộ Tài chính, Thông tư liên tịch của Bộ Tài Nguyên và Môi trường và Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành các nghị định của chính phủ,…

Bài viết trên đây là lưu ý về các văn bản pháp luật về đất đai trong từng thời kỳ. Khi tra cứu, áp dụng pháp luật đất đai trong hoạt động tư vấn pháp luật, quý khách hàng cần lưu ý về đối tượng và phạm vi áp dụng, hiệu lực theo không gian và thời gian áp dụng luật. Và cần phải lưu ý một điều là pháp luật đất đai không đứng độc lập mà đặt trong tổng thể của việc áp dụng các văn bản pháp luật khác có liên quan như Luật Nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp,… Bên cạnh đó, quý khách hàng cần xem xét những đặc thù về văn bản quản lý đất đai tại địa phương và xử lý vấn đề xung đột giữa pháp luật về đất đai và pháp luật về đầu tư, pháp luật về nhà ở, pháp luật về kinh doanh bất động sản.

  • Tags: