Gây khó dễ, không tiếp Phóng viên với lý do chưa có Thẻ nhà báo là vi phạm pháp luật

Phóng viên - Nhà báo đều tham gia vào đội ngũ sản xuất tin bài và được các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực báo chí cử đi tác nghiệp thường xuyên. Theo Luật Báo chí năm 2016, nhà báo là những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí và được cấp thẻ Nhà báo.

Phóng viên - Nhà báo đều tham gia vào đội ngũ sản xuất tin bài và được các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực báo chí cử đi tác nghiệp thường xuyên. Theo Luật Báo chí năm 2016, nhà báo là những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí và được cấp thẻ Nhà báo. Còn phóng viên chưa có thẻ, khi tác nghiệp sẽ được cấp giấy giới thiệu của Toà soạn.

Như vậy, điểm khác biệt lớn nhất của Phóng viên và Nhà báo chính là tấm Thẻ Nhà báo. Rất nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân đã lấy điểm khác biệt này làm lý do để hoạnh họe, gây khó dễ và thậm chí là không tiếp Phóng viên khi Phóng viên có nhu cầu làm việc và khai thác thông tin theo sự phân công của Tòa soạn.

Phóng viên tác nghiệp (Ảnh minh họa: Internet)

Khái niệm “Phóng viên” trong Luật Báo chí mới được hiểu là người được ký hợp đồng với tòa soạn với chức danh “Phóng viên” nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian công tác để cấp thẻ Nhà báo. Phóng viên là người đến cơ sở, thông qua các biện pháp nghiệp vụ của mình khai thác, xử lý thông tin viết bài đăng báo giống như quy trình tác nghiệp của người có Thẻ nhà báo. Thông thường, phóng viên chưa có thẻ Nhà báo khi đến cơ sở, đơn vị tác nghiệp sẽ sử dụng giấy giới thiệu của cơ quan báo chí cử đi để chứng minh là người của Cơ quan báo chí.

Từ ngày 1/1/2017, Luật Báo chí mới có hiệu lực thì chính thức, tại văn bản luật đã quy định bảo vệ quyền tác nghiệp của phóng viên chưa có thẻ nhà báo, phóng viên tác nghiệp bằng giấy giới thiệu của cơ quan báo chí. Điều này được coi là điểm tiến bộ, điểm mới so với Luật Báo chí cũ.

Bắt đầu từ năm 2014, trong Nghị định số 159/2013/NĐ-CP đã đưa ra quy định về việc xử phạt về vi phạm hành chính đối với những hành vi gây ảnh hưởng xấu tới người phóng viên và những người hoạt động trong nghề báo. Và đó đã được coi là một hành lang pháp lý nhằm bảo vệ tốt nhất những quyền lợi cho người cầm bút mà trong đó không thể thiếu những “nhà báo không thẻ” (Phóng viên).

Khoản 12, điều 9 Luật Báo chí sửa đổi năm 2016, có hiệu lực vào ngày 1/1/2017, quy định: Nghiêm cấm các hành vi “đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật”. 

Nghị định số 119/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2020 cũng đã nâng mức xử phạt hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên có thể bị phạt lên đến 60 triệu đồng và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối với người có hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động báo chí, Điều 7 Nghị định số 119/2020/NĐ-CP quy định mức phạt khác nhau cho từng loại hành vi. Cụ thể:

 - Cản trở trái pháp luật hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, phóng viên: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

- Thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên khi đang hoạt động nghề nghiệp; hoặc hủy hoại, cố ý làm hư hỏng phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

- Đặc biệt, có lời nói, hành động đe dọa tính mạng nhà báo, phóng viên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.

Tuy nhiên trong thực tế, nhiều phóng viên vẫn phản ánh với người viết về tình trạng đến các cơ sở, xuất trình giấy giới thiệu lại bị đòi hỏi phải có có thẻ Nhà báo mới tiếp. Có những cá nhân khi phóng viên chưa có thẻ Nhà báo tiếp cận lại có thái độ coi thường, có lời lẽ xúc phạm và không hợp tác để phóng viên tác nghiệp đúng luật.

Thẻ Nhà báo (Ảnh: Internet)

Các chuyên gia pháp luật về báo chí truyền thông khuyến cáo, khi phóng viên gặp những tình huống cản trở như vậy, hãy gửi đơn và bằng chứng đến Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam để được hỗ trợ giải quyết.

Khi Luật Báo chí mới có hiệu lực, việc luật hóa quy định bảo vệ phóng viên tác nghiệp đúng pháp luật, khiến cho việc bảo vệ quyền tác nghiệp của Phóng viên chưa có thẻ Nhà báo được mạnh mẽ hơn. Trước đó, quyền tác nghiệp của phóng viên chưa có thẻ Nhà báo cũng đã được bảo vệ bằng Nghị định 119/2020/NĐ-CP. Ngay từ bây giờ có thể nói, những cá nhân tổ chức nào đưa lý do hay hoạnh họe không tiếp vì Phóng viên chưa có thẻ Nhà báo là cố tình cản trở người thi hành công vụ, cản trở Phóng viên tác nghiệp, cần phải bị lập biên bản lấy căn cứ để cơ quan chức năng xử lý theo pháp luật.

  • Tags: