Sâm Ngọc Linh giả tràn lan trên thị trường

Theo đại diện Công ty cổ phần sâm Ngọc Linh Kon Tum, hiện nhu cầu trồng sâm Ngọc Linh rất lớn. Tuy nhiên, có đến 90% giống sâm Ngọc Linh bán ngoài thị trường là giả.

Theo đại diện Công ty cổ phần sâm Ngọc Linh Kon Tum, hiện nhu cầu trồng sâm Ngọc Linh rất lớn. Tuy nhiên, có đến 90% giống sâm Ngọc Linh bán ngoài thị trường là giả.

Hiện nay, người dân và các công ty trồng sâm vẫn hạn chế bán ra thị trường sâm củ mà chủ yếu để bảo tồn, nhân giống thì ngoài thị trường, sâm Ngọc Linh được rao bán khắp nơi. Từ Gia Lai đến Kon Tum, nhiều nơi rao bán sâm Ngọc Linh với giá từ 50-80 triệu đồng/kg sâm trồng, 80-100 triệu đồng/kg sâm tự nhiên.

Tuy nhiên, các đối tượng chủ yếu lấy các loại cây như điền trúc, tam thất... có ngoại hình rất giống để làm giả sâm Ngọc Linh và đa phần được đưa từ các tỉnh phía Bắc vào Kon Tum, trà trộn hoặc giả làm sâm Ngọc Linh Kon Tum rồi bán cho khách hàng. Mỗi ký tam thất chỉ có giá hơn 1 triệu đồng/1kg, nhưng khi "đội lốt" sâm Ngọc Linh Kon Tum thì giá gấp hàng chục lần.

Lô hàng giả Sâm Ngọc Linh tại huyện Đăk Tô.

Mới đây, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2, Cục QLTT Kon Tum phối hợp với Công an huyện Đăk Tô đã mật phục, vây bắt một chiếc xe vận chuyển 3 hộp thùng xốp chứa sâm Ngọc Linh Kon Tum giả. Số hàng này đều là củ tam thất từ các tỉnh phí Bắc đưa vào huyện Đăk Tô. Kiểm tra 3 thùng xốp trên, lực lượng chức năng phát hiện có 2kg củ và 12kg lá "đội lốt" sâm Ngọc Linh Kon Tum. 

Trước đó, Đội QLTT số 2 đã phát hiện 7 thùng với 112 chai rượu "lá sâm Ngọc Linh", tại TT.Đắk Tô, huyện Đắk Tô. Tất cả số rượu trên được sản xuất tại Quảng Nam, không có hóa đơn chứng từ hợp lệ và vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ đối với rượu sâm Ngọc Linh Kon Tum K5.

Ông A Thim, Trưởng thôn Xa Úa (xã Mường Hoong) cho biết, bây giờ mua được giống sâm Ngọc Linh rất khó, thậm chí mua với giá cao cũng không có. Lý do vì sâm giống trong tự nhiên khai thác cạn kiệt, trong khi người dân, công ty ươm giống thì chỉ đủ dùng.

Người dân tại xã Mường Hoong đã mua hạt giống sâm Ngọc Linh với giá 80.000đ/hạt. Khi mọi người xem hạt giống thì mới nhận ra giả. Đối chiếu với hạt giống thật, sâm giả Ngọc Linh có cuống cứng, hạt to hơn. Còn về màu sắc, ngoại hình giống giả và thật y hệt. Người dân mới trồng, khó phân biệt được hạt giống sâm Ngọc Linh thật hay giả.

Theo đại diện Công ty cổ phần sâm Ngọc Linh Kon Tum, hiện nhu cầu trồng sâm Ngọc Linh rất lớn. Tuy nhiên, có đến 90% giống sâm Ngọc Linh bán ngoài thị trường là giả. Để tránh người dân mua phải hàng giả về trồng tại vùng trọng điểm, phía Công ty hàng năm đều hỗ trợ giống sâm.

Được biết, hiện tỉnh Kon Tum trồng được khoảng 700ha sâm Ngọc Linh, trong đó riêng Công ty Cổ phần sâm Ngọc Linh Kon Tum được hơn 600ha, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô trồng 22ha, còn lại của người dân.

 

  • Tags: