Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại địa phương

Nghị định số 59/2012/NĐ – CP ngày 27/3/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP của Chính phủ về Theo dõi tình h

Nghị định số 59/2012/NĐ – CP ngày 27/3/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP của Chính phủ về Theo dõi tình hình thi hành pháp luật, quy định về nội dung hoạt động theo dõi thi hành pháp luật và trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân (UBND) các cấp trong triển khai thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật một cách thống nhất, đồng bộ và hiệu quả.

Ảnh minh họa 1

Trách nhiệm quản lý nhà nước đối với công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Luật Tổ chức Chính quyền đại phương quy định Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và đảm bảo thi hành Hiến pháp và pháp luật. Đối với công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, trách nhiệm quản lý nhà nước được quy định tập trung tại Điều 17 Nghị định số 59/2012/NĐ –CP ngày 13 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi bổ, sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, theo đó Ủy ban nhân dân các cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương cụ thể là:

-Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND cùng cấp, UBND cấp xã trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại địa phương;

- Ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của UBND;

- Xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định tại Điều 14 Nghị định 59/2012/NĐ-CP và Nghị định 32/2020/NĐ- CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/2012/NĐ-CP.Theo quy định thì UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo đề nghị của Bộ Tư pháp, hoặc của Bô, cơ quan ngang bộ trong phạm vi ngành lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ. UBND cấp dưới có trách nhiệm xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo yêu cầu của UBND cấp trên trực tiếp.

- Đảm bảo các điều kiện cho việc thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật; -Hàng năm UBND cấp tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp về tình hình theo dõi thi hành pháp luật trước ngày 10/12. Thời gian chốt số liệu báo cáo tính từ ngày 01 tháng 12 của năm trước kỳ báo cáo đến ngày 30 tháng 11 của kỳ báo cáo.

- UBND câp huyện thực hiện việc báo cáo về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo yêu cầu của UBND cấp trên trực tiếp.

Trách nhiệm tham mưu, tổ chức thực hiện theo dõi thi hành pháp luật 

Trách nhiệm tham mưu thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật cho UBND các cấp quy định tại Nghị định 59/2012/NĐ-CP và Nghị định 32/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 59/2012/NĐ-CP; Nghị định số 55/2011/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan quy định:

-Sở Tư pháp,Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện công chức chuyên môn thuộc UBND cấp xã theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, công chức chuyên môn thuộc UBND cấp xã tham mưu, giúp UBND cùng cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được phân công.

-Tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh tham mưu, giúp người đứng đầu cơ quan chuyên môn theo dõi tình hình thi hành pháp luật . Bên cạnh đó, Thông tư số 07/2020/TT-BTP ngày 21/12/2020 của Bộ Tư pháp hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện quy định Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Về nhiệm vụ quyền hạn của Sở Tư pháp trong công tác theo dõi thi hành pháp luật: Theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư 07/2020/TT-BTP ngày 21/12/2020 của Bộ Tư pháp hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện đối với công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, Sở Tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

- Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn;

- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại địa phương; kiến nghị với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật; - Tổng hợp, xây dựng báo cáo tình hình thi hành pháp luật ở địa phương và kiến nghị các biện pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thi hành pháp luật với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tư pháp;

- Theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực tư pháp thuộc phạm vi quản lý nhà nước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Về nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh: Theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị đinh 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và bộ máy của tổ chức pháp chế đối với công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có nhiệm vụ quyền hạn như sau: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan thực hiện công tác kiểm tra theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương theo quy định của pháp luật; Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật; Chủ trì xây dựng báo cáo kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương trình Thủ trưởng cơ quan chuyên môn gửi Sở Tư pháp.

Về nhiệm vụ quyền hạn của Phòng Tư pháp cấp huyện trong công tác theo dõi thi hành pháp luật:

Theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Thông tư 07/2020/TT-BTP ngày 21/12/2020 của Bộ Tư pháp hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện đối với công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, Phòng Tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn như sau: Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn; Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại địa phương; Tổng hợp, đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực tư pháp thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Về nhiệm vụ quyền hạn của công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã trong công tác theo dõi thi hành pháp luật:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 59/2012/NĐ-CP ngày 27/3/2012 của Chính phủ đối với công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, công chức Tư pháp-Hộ tịch có nhiệm vụ, quyền hạn như sau: Công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã chủ trì, phối hợp với công chức chuyên môn thuộc UBND cấp xã theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý của địa phương; Công chức chuyên môn thuộc UBND cấp xã. 

  • Tags: