Vấn nạn về các doanh nghiệp phát hành vốn ảo

UBCKNN đã thành lập 10 đoàn công tác theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, đi tới 10 công ty chứng khoán lớn để kiểm tra doanh nghiệp phát hành trái phiếu không đúng quy định. Nằm trong diện kiểm tra còn có doanh nghiệp không phải công ty đại chúng vẫn phát hành

UBCKNN đã thành lập 10 đoàn công tác theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, đi tới 10 công ty chứng khoán lớn để kiểm tra doanh nghiệp phát hành trái phiếu không đúng quy định. Nằm trong diện kiểm tra còn có doanh nghiệp không phải công ty đại chúng vẫn phát hành ra công chúng.

Ảnh minh họa - Internet

“Căng mình” xử lý doanh nghiệp phát hành vốn ảo

Sau 25 năm ra đời và phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) đang trở thành kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế. Hiện nay, các doanh nghiệp không có vốn nhưng phát hành trái phiếu sai quy định, thậm chí không phải công ty đại chúng mà phát hành ra công chúng đang là vấn nạn cần phải kiểm soát.

Tại buổi Tọa đàm “Thị trường chứng khoán: Khơi thông nguồn lực cho doanh nghiệp, kênh đầu tư sinh lời và tích sản” ngày 18/11, nhận định về vấn đề này, ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho rằng, đây là hiện tượng không nhiều nhưng rất nguy hiểm, tương tự như đưa hàng giả lên sàn, ảnh hưởng đến thị trường.

Lãnh đạo UBCKNN xác nhận, vẫn giám sát các doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính, phản ánh từ các cơ quan báo chí, các tin đồn… Tuy nhiên, do giãn cách xã hội nên đơn vị không thể kiểm tra thực tế.

UBCKNN đã thành lập 10 đoàn công tác theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, đi tới 10 công ty chứng khoán lớn để kiểm tra doanh nghiệp phát hành trái phiếu không đúng quy định. Nằm trong diện kiểm tra còn có doanh nghiệp không phải công ty đại chúng vẫn phát hành ra công chúng.

Các trường hợp như doanh nghiệp không phải công ty đại chúng mà phát hành ra công chúng cũng nằm trong diện kiểm tra và chuyển cho cơ quan chức năng. Phó Chủ tịch UBCKNN cũng đánh giá đây là hiện tượng rất nguy hiểm, tương tự như đưa hàng giả lên sàn. Dù không nhiều nhưng là những hạt sạn ảnh hưởng đến thị trường.

“UBCKNNN đang căng mình để thanh tra, kiểm tra. Bởi quan điểm của cơ quan quản lý là  kỷ cương kỷ luật quan trọng nhất. Rủi ro thị trường là đương nhiên có, nhưng siết kỷ luật kỷ cương sẽ hạn chế được những rủi ro loại này. Đây cũng là điều mang lại niềm tin cho thị trường, hướng đến nâng hạng thị trường mà tiêu chí công khai minh bạch được đánh giá rất quan trọng”, ông Phạm Hồng Sơn nhấn mạnh.

Đánh giá giám sát đóng vai trò quan trọng nhất, Phó Chủ tịch UBCKNN thẳng thắn: Ủy ban sẽ tăng cường đón và biết trước để có hướng xử lý đối với các vi phạm; tiến hành giám sát bằng công nghệ, lường trước rủi ro.

Theo đại diện UBCKNN, Ủy ban hiện đã phối hợp với các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, với các vi phạm hình sự cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa.

Điều tra các doanh nghiệp phát hành vốn ả

Tới đây các tiêu chí giám sát sẽ rõ ràng, phân thành 3 tuyến để tăng cường giám sát. Các tiêu chí trước đây cần điều chỉnh để phù hợp với sự phát triển của thị trường.

Nâng cao trách nhiệm của công ty chứng khoán

Đại diện cho cơ quan quản lý, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi phân tích: TTCK đang đứng trước nhiều mục tiêu lớn đề ra trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030. Loạt mục tiêu lớn trong dự thảo Chiến lược phát triển TTCK: 5% dân số có tài khoản, nâng hạng thị trường trước năm 2025, lọt top 4 thị trường ASEAN.

“Hiện Bộ Tài chính cùng các bộ ngành báo cáo với Chính phủ về chiến lược phát triển TTCK đến năm 2030 tầm nhìn năm 2045. Quan điểm phát triển thị trường đồng bộ thống nhất trong phát triển thị trường tài chính gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, liên kết thị trường thế giới, phát triển trên cơ sở ứng dụng công nghệ, yêu cầu về chuyển đổi số.

Đồng thời, vai trò quản lý giám sát thị trường cũng được nhấn mạnh, bảo vệ lợi ích chủ thể tham gia, thị trường minh bạch phát triển bền vững, nhà nước quản lý bằng hệ thống pháp luật. Mục tiêu đề ra là TTCK trở thành kênh dẫn vốn trung dài hạn của nền kinh tế, san sẻ và hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng”, ông Chi cho biết.

Nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Mục tiêu đề ra trong tương lai theo Bộ Tài chính là thị trường chứng khoán trở thành kênh dẫn vốn trung dài hạn của nền kinh tế, góp phần san sẻ, hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng.

Theo đó, quy mô thị trường cổ phiếu vào năm 2025 tối thiểu đạt 85% GDP (đã điều chỉnh) và năm 2030 là 110% GDP. Năm 2025, số lượng nhà đầu tư đạt 5% dân số và đạt 8% vào năm 2030. Cơ cấu nhà đầu tư gồm có tổ chức, cá nhân, chuyên nghiệp, nhà đầu tư trong nước và ngoài nước, phát triển theo chiều sâu.

Thời gian tới, Bộ Tài chính tổ chức thị trường hiệu quả theo hướng cơ cấu lại mô hình công ty mẹ – con. Trung tâm lưu ký chứng khoán được tổ chức theo mô hình tổng công ty, đồng bộ công nghệ giao dịch và thanh toán chứng khoán.

Ngoài ra, thị trường chứng khoán còn hướng đến nâng hạng thị trường trước năm 2025 theo tiêu chuẩn của FTSE Russell và MSCI – một trong 2 đơn vị cung cấp bộ chỉ số lớn nhất thế giới. Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng sẽ chủ động hội nhập thị trường thế giới, trở thành 1 trong 4 thị trường lớn khu vực Asean.

  • Tags: