Trường học vốn dĩ là nơi an toàn để con trẻ theo học tập, vốn được ví như ngôi nhà thứ 2 nhưng giờ đây, nhìn lại những sự việc đau lòng xảy ra chúng ta nhận thấy rằng trong trường học còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng tới tính mạng học sinh mà cả nhà trường và phụ huynh đôi khi không thể ngờ tới.
Những chiếc cổng trường, tường rào trở thành hung thủ giết người.
Cụ thể: Ngày 30/12 tại trường tiểu học Lê Hữu Trác (thôn 3, xã Đắk Sin, Huyện Đắk R'Lấp, Đắk Nông) trong giờ ra về, khi một em học sinh đang đứng gần khu vực cổng thì bất ngờ cổng trường sập và đè trúng em học sinh. Tuy được nhiều phụ huynh đón con nhanh chóng đưa em đi cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng nên em đã tử vong sau đó.
Ngày 30/12 tại trường tiểu học Lê Hữu Trác bất ngờ cổng trường sập và đè trúng 1 em.
Trước đó ngày 07/09 trên địa bàn xã Khánh Yên Thượng (huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai), cổng Trường tiểu học – Mầm non Khánh Yên Thượng, tại địa điểm Bản Phung bị sập trong giờ ra chơi đã khiến 03 học sinh tử vong tại chỗ, 03 học sinh bị thương.
Chỉ sau đó ít ngày, 11/09 một vụ việc đau lòng lại xảy đến tại Trường Tiểu học Nam Lộc - xã Thượng Tân Lộc (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) khiến một em học sinh lớp 5 tử vong. Ngay Sau đó tại một trường tiểu học tỉnh Nghệ An cũng xảy ra sự cố sập cổng trường và làm bị thương một em học sinh lớp 3.
Ngay Sau đó tại một trường tiểu học tỉnh Nghệ An cũng xảy ra sự cố sập cổng trường và làm bị thương một em học sinh lớp 3.
Sau vụ việc đau lòng lại xảy đến tại Trường Tiểu học Nam Lộc - xã Thượng Tân Lộc (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) ông Lê Văn Thịnh, nguyên Trưởng phòng Giám định 1, Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) đã trả lời phỏng vấn của một số báo, ông cho rằng; về mặt nguyên tắc, công trình cột, trụ phải đảm bảo khả năng chịu lực, đảm bảo ổn định.
“Chịu lực ở đây bao gồm tải trọng thẳng đứng của bản thân trụ, trọng lượng của cánh cửa treo lên, đồng thời khi cánh cửa vào pha sẽ là một ‘công xôn’ rất lớn, khi có tải trọng bám vào ‘công xôn’ đó thì cột trụ tiếp tục phải chịu thêm lực uốn và kéo. Khi học sinh bám vào cánh cửa để đu, trụ cột ngoài chịu trọng tải thẳng đứng của bản thân nó, tải trọng của cánh cửa cổng lại chịu thêm tải trọng thẳng đứng do mô men lệch tâm từ trọng lượng của học sinh gây ra”, người thiết kế, xây dựng cột trụ phải đảm bảo để cột này vừa phải có khả năng chịu lực thẳng đứng, vừa phải chịu được lực ép, uốn và móng của trụ phải đảm bảo ổn định khi cánh cửa quay, toàn bộ 2 cạnh của móng phải phát triển như nhau.
Về mặt nguyên tắc, công trình cột, trụ phải đảm bảo khả năng chịu lực, đảm bảo ổn định.
Để đảm bảo các yếu tố đó, hầu hết những trụ cổng như vậy phải làm bằng bê tông cốt thép, móng phải đặt sâu, đặc biệt là khi đặt ở địa hình sườn dốc. Nguyên Trưởng phòng Giám định 1, Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) cho rằng, với các công trình như trường học, thường người xây dựng chỉ quan tâm nhà học là chính chứ không để ý đến các yếu tố khác như trụ cổng hay tường rào.
Khi trường học còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Năm 2020 không chỉ là một chuỗi sự kiện sập cổng trường đau lòng mà còn nhiều sự cố khác xảy ra trong trường như một hồi chuông cảnh tỉnh cho những nguy cơ khiến ngôi trường an toàn, hiền hòa ngày nào trở nên kém an toàn với con trẻ.
Ngày 22/5 một nam sinh Trường THCS Quyết Thắng, TP. Hải Dương đã tử vong tại nhà riêng do trước đó bị điện giật ở trường học.
Ngày 26/05 một em học sinh lớp 6 tại trường THCS Bạch Đằng, quận 3, TP.HCM bị cây phượng vĩ trong trường bật gốc đè vào người khiến em tử vong khiến chúng ta không khỏi bàng hoàng. Vụ việc cũng đã khiến nhiều em học sinh khác bị thương.
Những sự việc đau lòng tại trường học bởi nhiều nguy cơ tiềm ẩn mà lâu nay chúng ta đã lơ là và bỏ qua. Giá như cơ quan chức năng, trường học có thể nhìn nhận, đánh giá sự việc một cách sớm hơn, những chiếc cổng trường được xây dựng đúng, có bê tông cốt thép, những gốc phượng có trụ đỡ, những đường dây điện được thiết kế an toàn hơn thì những vụ việc đau lòng đã không xảy ra./.