Thế chấp quyền sở hữu công nghiệp nhìn từ vụ việc Agribank và Lifepro Việt Nam

Đối với hoạt động tín dụng, tài sản đảm bảo được xem như “phao cứu sinh” nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng (NH), đảm bảo Ngân hàng có thể thu hồi được một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi khi khách hàng không trả được nợ...

Đối với hoạt động tín dụng, tài sản đảm bảo được xem như “phao cứu sinh” nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng (NH), đảm bảo Ngân hàng có thể thu hồi được một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi khi khách hàng không trả được nợ.

Trong những năm gần đây, tài sản trí tuệ nói chung hay quyền sở hữu công nghiệp nói riêng đã trở nên ngày càng quan trọng. Việc sử dụng quyền sở hữu công nghiệp như là một tài sản đảm bảo để vay vốn ngân hàng chỉ mới xuất hiện và đang được phát triển thời gian gần đây trên thế giới. Tài sản trí tuệ được xem là giải pháp hiệu quả đối với các ngân hàng thương mại, qua đó tạo động lực để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

Khuôn viên dự án 305 triệu USD do Agribank tài trợ vốn giờ thành hoang lặng

Quy định của pháp luật về thế chấp quyền sở hữu công nghiệp

Căn cứ theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự 2015: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản” và Điều 115 quy định: “Quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ”. Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng có quy định quyền sở hữu công nghiệp là một loại quyền sở hữu trí tuệ, trong đó bao gồm các quyền đối với các giải pháp khoa học kỹ thuật, hình dáng sản phẩm, hình dáng bao bì, dấu hiệu chỉ nguồn gốc xuất xứ, chống cạnh tranh không lành mạnh. Về cơ bản các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, tên thương mại, thiết kế bố trí mạch tích hợp.

Quyền sở hữu công nghiệp là một tài sản vô hình. Bản chất của sở hữu công nghiệp là những “thông tin” có được từ quá trình lao động sáng tạo, mà thông tin thì không thể chiếm giữ về mặt vật lý. Việc sử dụng khai thác “thông tin” của một người không làm biến mất hay cản trở khả năng sử dụng, khai thác “thông tin” của người khác.

Theo quy định pháp luật, tài sản phải đáp ứng các điều kiện sau mới có thể đem thế chấp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ: Tài sản thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp, có thể chuyển giao tài sản, không có tranh chấp về tài sản, tài sản không bị kê biên. Tương tự như vậy, là một loại tài sản, quyền sở hữu công nghiệp cũng phải đáp ứng bốn điều kiện trên thì mới có thể trở thành tài sản thế chấp. Trong quyền sở hữu công nghiệp bao gồm nhiều quyền năng khác nhau, tuy nhiên chỉ có những quyền được phép chuyển nhượng thì mới có thể trở thành tài sản thế chấp bao gồm: quyền sử dụng, ngăn cấm sử dụng; quyền thu phí li-xăng.

Thế chấp quyền sở hữu công nghiệp nhìn từ vụ việc của Agribank và Công ty Lifepro

Năm 2012, Agribank chi nhánh Nam Hà Nội đã cho Công ty liên doanh nước ngoài Lifepro vay với tổng số tiền lên đến 3.099 tỷ đồng. Để đảm bảo cho khoản vay này, Agribank và Lifepro Việt Nam xác lập hai hợp đồng thế chấp tài sản.

– Ngày 8/4/2012, ký hợp đồng thế chấp số 01 giá trị 1,518 tỷ đồng, tài sản thế chấp được hình thành từ vốn vay và vốn tự có.

– Ngày 14/4/2012, ký hợp đồng thế chấp với tài sản thế chấp được hình thành từ vốn vay và vốn tự có trong tương lai gồm nguyên phụ liệu nhập khẩu, các bộ chứng từ xuất hàng chờ thu tiền,… với tổng giá trị 64 triệu EURO và 14,9 triệu USD. Tài sản thế chấp thứ hai của hợp đồng này là quyền sử dụng 06 nhãn hiệu thương mại mà công ty liên doanh Lifepro Việt Nam đã nhận li-xăng của FGF Industry Spa (Italia). Với 06 thương hiệu và nhãn hiệu này, Agribank đã nhận thế chấp cho khoản vay tới 70 triệu USD, tương đương 1,464 tỷ đồng.

Đây là dự án nhà máy dệt may xuất khẩu quy mô lớn, có tổng mức đầu tư 305 triệu USD, được đầu tư xây dựng tại khu công nghiệp Gián Khẩu thuộc tỉnh Ninh Bình. Agribank đã nhận thế chấp gần như toàn bộ tài sản của dự án doanh nghiệp này, trong đó bao gồm quyền sử dụng nhãn hiệu. Nhưng đến tháng 8/2012, nhà máy bất ngờ ngừng hoạt động. Doanh nghiệp không thể trả khoản vay trước đó nên Agribank tiến hành xử lý tài sản thế chấp của Lifepro, nhưng xuất hiện vấn đề đối với tài sản thế chấp là quyền sử dụng 06 nhãn hiệu.

Quy định của pháp luật về thế chấp quyền sở hữu công nghiệp

Căn cứ theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự 2015: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản” và Điều 115 quy định: “Quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ”. Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng có quy định quyền sở hữu công nghiệp là một loại quyền sở hữu trí tuệ, trong đó bao gồm các quyền đối với các giải pháp khoa học kỹ thuật, hình dáng sản phẩm, hình dáng bao bì, dấu hiệu chỉ nguồn gốc xuất xứ, chống cạnh tranh không lành mạnh. Về cơ bản các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, tên thương mại, thiết kế bố trí mạch tích hợp.

Quyền sở hữu công nghiệp là một tài sản vô hình. Bản chất của sở hữu công nghiệp là những “thông tin” có được từ quá trình lao động sáng tạo, mà thông tin thì không thể chiếm giữ về mặt vật lý. Việc sử dụng khai thác “thông tin” của một người không làm biến mất hay cản trở khả năng sử dụng, khai thác “thông tin” của người khác.

Theo quy định pháp luật, tài sản phải đáp ứng các điều kiện sau mới có thể đem thế chấp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ: Tài sản thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp, có thể chuyển giao tài sản, không có tranh chấp về tài sản, tài sản không bị kê biên. Tương tự như vậy, là một loại tài sản, quyền sở hữu công nghiệp cũng phải đáp ứng bốn điều kiện trên thì mới có thể trở thành tài sản thế chấp. Trong quyền sở hữu công nghiệp bao gồm nhiều quyền năng khác nhau, tuy nhiên chỉ có những quyền được phép chuyển nhượng thì mới có thể trở thành tài sản thế chấp bao gồm: quyền sử dụng, ngăn cấm sử dụng; quyền thu phí li-xăng.

Thế chấp quyền sở hữu công nghiệp nhìn từ vụ việc của Agribank và Công ty Lifepro

Năm 2012, Agribank chi nhánh Nam Hà Nội đã cho Công ty liên doanh nước ngoài Lifepro vay với tổng số tiền lên đến 3.099 tỷ đồng. Để đảm bảo cho khoản vay này, Agribank và Lifepro Việt Nam xác lập hai hợp đồng thế chấp tài sản.

– Ngày 8/4/2012, ký hợp đồng thế chấp số 01 giá trị 1,518 tỷ đồng, tài sản thế chấp được hình thành từ vốn vay và vốn tự có.

– Ngày 14/4/2012, ký hợp đồng thế chấp với tài sản thế chấp được hình thành từ vốn vay và vốn tự có trong tương lai gồm nguyên phụ liệu nhập khẩu, các bộ chứng từ xuất hàng chờ thu tiền,… với tổng giá trị 64 triệu EURO và 14,9 triệu USD. Tài sản thế chấp thứ hai của hợp đồng này là quyền sử dụng 06 nhãn hiệu thương mại mà công ty liên doanh Lifepro Việt Nam đã nhận li-xăng của FGF Industry Spa (Italia). Với 06 thương hiệu và nhãn hiệu này, Agribank đã nhận thế chấp cho khoản vay tới 70 triệu USD, tương đương 1,464 tỷ đồng.

Đây là dự án nhà máy dệt may xuất khẩu quy mô lớn, có tổng mức đầu tư 305 triệu USD, được đầu tư xây dựng tại khu công nghiệp Gián Khẩu thuộc tỉnh Ninh Bình. Agribank đã nhận thế chấp gần như toàn bộ tài sản của dự án doanh nghiệp này, trong đó bao gồm quyền sử dụng nhãn hiệu. Nhưng đến tháng 8/2012, nhà máy bất ngờ ngừng hoạt động. Doanh nghiệp không thể trả khoản vay trước đó nên Agribank tiến hành xử lý tài sản thế chấp của Lifepro, nhưng xuất hiện vấn đề đối với tài sản thế chấp là quyền sử dụng 06 nhãn hiệu.

  • Tags: