Thương hiệu Gạo ST25 có nguy cơ bị mất: Giải pháp nào để bảo vệ thương hiệu của DN Việt tại nước ngoài ?

Thông tin gây chú ý và rất “hot” với cộng đồng DN những ngày gần đây là thương hiệu gạo ST25 “ngon nhất thế giới” có nguy cơ bị mất vì một số doanh nghiệp tại Mỹ đang xúc tiến đăng ký quyền bảo hộ, sở hữu trí tuệ. Tuy vậy, nếu không làm gì, làm không kịp

Thông tin gây chú ý và rất “hot” với cộng đồng DN những ngày gần đây là thương hiệu gạo ST25 “ngon nhất thế giới” có nguy cơ bị mất vì một số doanh nghiệp tại Mỹ đang xúc tiến đăng ký quyền bảo hộ, sở hữu trí tuệ. Tuy vậy, nếu không làm gì, làm không kịp thời thì có thể thương hiệu gạo ST25 sẽ bị mất thật.

Trao đổi với Tuổi trẻ, ông Vũ Bá Phú – cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) – cho rằng việc thương hiệu gạo ST25 bị đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ tại thị trường nước ngoài không phải là câu chuyện mới mà rất phổ biến trong hoạt động thương mại quốc tế. Khi sản phẩm, thương hiệu của một doanh nghiệp có chất lượng và nổi tiếng trên thị trường quốc tế, sản phẩm có giá trị đều có nguy cơ bị xâm hại trên thị trường. Vì vậy, với sản phẩm tốt phải luôn có ý thức bảo hộ thương hiệu trên thị trường, đặc biệt là ở nước ngoài.

Theo chúng tôi thì DN ý thức thôi chưa đủ mà DN còn cần sự hỗ trợ, bảo trợ, khuyến cáo tích cực từ phía các cơ quan chức năng.

Gạo ST25 được bán ở cửa hàng Bách Hóa Xanh, quận Bình Thạnh, TP.HCM

Trước Gạo ST25 đã có không ít thương hiệu nguy cơ bị mất

Ở Việt Nam cũng đã có rất nhiều bài học về việc để mất thương hiệu do không có thói quen đăng ký tên miền. Năm 2000, Trung Nguyên bị công ty Rice Field đăng kí bảo hộ thương hiệu café Trung Nguyên tại Mỹ và WIPO (Tổ chức bảo hộ Trí tuệ Thế giới). Sau 2 năm thương thảo, Trung Nguyên mới lấy lại được thương hiệu này và Rice Field nhận làm đại lý phân phối Cafe Trung Nguyên tại Mỹ. Trung Nguyên đã phải chi hàng trăm nghìn USD để lấy lại tên miền này. Sau đó, càphê Trung Nguyên đã thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu tại hơn 60 nước và lãnh thổ trên thế giới.

Tuy nhiên, Trungnguyen.com.au khi đăng ký tên miền này tại Australia thì phát hiện Cty The trustee for Hinchliffe Trust đã đăng ký tên miền này và sử dụng dưới hình thức một website giao dịch thương mại. Không chỉ có vậy, Trung Nguyên tiếp tục để mất thương hiệu café chồn tại Mỹ. Sau khi vụ tên miền thương hiệu Legendeecoffee bị người khác thâu tóm, Trung Nguyên lại có nguy cơ bị chặn đường xuất khẩu café mang thương hiệu Legendee Coffee tại thị trường Mỹ.

Hay một trường hợp khác là Vinataba, năm 2002, thương hiệu thuốc lá hàng đầu của Việt Nam đã bị P.T. Putra Stabat Industri (một công ty của Indonesia) chiếm đoạt đăng ký tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và 9 nước Asean. Vinataba đã phải bỏ nhiều công sức và tiền bạc bảo vệ thương hiệu ở nước ngoài.

Nước mắm Phú Quốc cũng bị công ty Viet Huong Fishsauce- Mỹ đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Mỹ và cộng đồng chung Châu Âu, Trung Quốc và Australia.

Hay trường hợp PetroVietnam của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam gần đây bị một doanh nghiệp có tên Nguyen Lai đăng ký tại Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu Mỹ.

Ở Mỹ hiện mới chỉ có 1.938 thương hiệu Việt Nam được đăng ký với Cục Sáng chế và Bảo vệ thương hiệu Mỹ, trong đó chỉ có 1.090 thương hiệu đang tồn tại. Điều đó có nghĩa là nhiều nhãn hiệu nổi tiếng của Việt Nam đã bị đăng ký trước tại Mỹ. Việc lấy lại thương hiệu sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức và chi phí. Thậm chí, một số doanh nghiệp phải bỏ tiền mua lại thương hiệu của chính mình với giá cao hoặc chấp nhận sử dụng một thương hiệu khác.

Bảo vệ thương hiệu và quy định của một số nước

Trên thương trường ở cấp quốc gia, hay quốc tế thì việc bảo vệ nhãn hiệu thương hiệu luôn luôn được đặt ra. Hầu hết các nước trên thế giới đều có cơ quan đăng ký và bảo vệ nhãn hiệu cho sản phẩm trong nước, ngoài nước. Riêng EU có một chỉ thị cho phép sử dụng thương hiệu của liên hiệp.

Tính chất pháp lý của việc bảo vệ nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc đã sử dụng lệ thuộc vào quy định của luật pháp ở mỗi quốc gia. Hầu hết các nước đều quy định người chủ sở hữu nhãn hiệu là người đăng ký trước (EU). Có một số quốc gia đòi hỏi nhãn hiệu phải được đăng ký và sử dụng liên tục thì mới được bảo vệ như: Bolivia, Pháp và Đức. Tuy nhiên, một vài quốc gia vẫn bảo vệ những nhãn hiệu mặc dù chúng không được đăng ký để trở thành thương hiệu. Như vậy, quyền sở hữu nhãn hiệu được đặt trên cơ sở ưu tiên sử dụng, các nước áp dụng luật này là Canada, Ðài Loan, Philippines, Hoa Kỳ và một vài quốc gia khác. Một số nước khác thì cách làm dung hòa được thực hiện. Ví dụ ở Israel thì cả người đăng ký trước và người sử dụng trước đều có quyền sử dụng chung nhãn hiệu.

Có những ngoại lệ cho việc bảo vệ đối với các nhãn hiệu đã quá nổi tiếng trên thế giới, dù không đăng ký hay sử dụng tại một quốc gia nào đó vẫn được bảo vệ.

Hầu hết các nước trên thế giới đều có cơ quan đăng ký và bảo vệ nhãn hiệu cho sản phẩm trong nước, ngoài nước. Riêng EU có một chỉ thị cho phép sử dụng thương hiệu của liên hiệp. Tính chất pháp lý của việc bảo vệ nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc đã sử dụng lệ thuộc vào quy định của luật pháp ở mỗi quốc gia. Hầu hết các nước đều quy định người chủ sở hữu nhãn hiệu là người đăng ký trước (EU).

Giải pháp nào để bảo vệ hiệu quả thương hiệu Việt tại nước ngoài ?

Từ trường hợp thương hiệu gạo ST25 và trước đó là không ít các thương hiệu Việt nổi tiếng có nguy cơ bị mất, tiếp tục là hồi chuông cảnh báo cho tất cả các doanh nghiệp khi đã có định hướng xuất khẩu phải xây dựng chiến lược cho mình. Trong đó có việc xây dựng phát triển thị trường gắn với bảo vệ và bảo hộ, đăng ký sở hữu trí tuệ cho thương hiệu, sản phẩm xuất khẩu, nhãn hiệu thương mại là ưu tiên hàng đầu. Doanh nghiệp cần dành chiến lược và nguồn lực một cách tương xứng và việc này phải hoàn toàn do doanh nghiệp chủ động.

Với những doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhà nghiên cứu, sáng chế cá nhân thì cần chủ động liên kết doanh nghiệp có quy mô lớn, có tiềm lực tài chính để hỗ trợ sản xuất, phân phối sản phẩm, gắn với bảo vệ thương hiệu sản phẩm trên thị trường, tránh nguy cơ bị xâm phạm và đánh cắp thương hiệu.

Trên thương trường ở cấp quốc gia, hay quốc tế thì việc bảo vệ thương hiệu luôn luôn được đặt ra và thực sự diễn ra hết sức phức tạp . Song có thể nói cuộc chiến bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp cần rất nhiều nỗ lực không chỉ của các doanh nghiệp mà còn cần sự hỗ trợ quan trọng của các cơ quan chức năng.

Hiện nay hầu hết các nước trên thế giới đều có cơ quan đăng ký và bảo vệ nhãn hiệu cho sản phẩm trong nước, ngoài nước. Tuy nhiên, theo quy định pháp luật hiện hành của VN, chưa có quy định Bộ Công thương hay bộ ngành nào bỏ tiền ra để đăng ký bảo hộ sở hữu cho doanh nghiệp cụ thể. Với các chương trình thương hiệu quốc gia hay xúc tiến thương mại quốc gia cũng không cho phép dùng tiền ngân sách để hỗ trợ doanh nghiệp đi đăng ký thương hiệu. Theo quy định hiện hành, chương trình Thương hiệu quốc gia, chương trình xúc tiến thương mại quốc gia chỉ có thể hỗ trợ quảng bá các ngành hàng nói chung, chứ không hỗ trợ quảng bá riêng cho một vài nhãn hiệu, doanh nghiệp nào. Có nghĩa, nếu là tài sản của doanh nghiệp thì họ cần phải có trách nhiệm bảo vệ tài sản của mình.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc cho đến nay ở VN chưa có một bộ ngành nào đứng ra lo bảo vệ cho thương hiệu Việt nổi tiếng tại nước ngoài, hay chưa có một cơ quan chịu trách nhiệm chính đăng ký và bảo vệ nhãn hiệu cho sản phẩm cả trong nước và ngoài nước… là một thiếu sót, bất cập. Do đó cần sớm luật hóa vấn đề này để bảo vệ thương hiệu Việt ở nước ngoài được hiệu quả hơn.

  • Tags: