Đạo đức người làm báo trong giai đoạn 4.0

Đạo đức nghề nghiệp của người làm báo là những chuẩn mực rất quan trọng, đã được Hội Nhà báo Việt Nam đã cụ thể hóa 10 điều quy định đạo đức của người làm báo. Có thể xem đây là bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp, mang tính dẫn dắt, hướng dẫn, đòi hỏi mỗi ngư

Đạo đức nghề nghiệp của người làm báo là những chuẩn mực rất quan trọng, đã được Hội Nhà báo Việt Nam đã cụ thể hóa 10 điều quy định đạo đức của người làm báo. Có thể xem đây là bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp, mang tính dẫn dắt, hướng dẫn, đòi hỏi mỗi người làm báo phải luôn tuân thủ bằng cả lương tâm và trách nhiệm của mình.

Ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam đã nhấn mạnh, đối với người làm báo, việc tự học, tự rèn là quá trình không bao giờ được ngừng lại. Tính chính trực trong nghề nghiệp là vô cùng quan trọng. Khi người làm báo không chính trực thì chắc chắn ngòi bút sẽ bị bẻ cong. Phục vụ lợi ích của cộng đồng, đất nước, nhân dân là lý tưởng cao quý của nghề báo. Một khi người làm báo không nhận thức được sâu sắc điều đó mà chỉ coi nghề báo chỉ đơn thuần là nghề để mưu sinh, thậm chí dùng ngòi bút để trục lợi, đó chính là cạm bẫy đáng sợ nhất.

Vào thời điểm hiện nay, báo chí đang cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta chung sức, đồng lòng để chống đại dịch Covid-19 tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước, đặc biệt nghiêm trọng là ở TP HCM, Bình Dương và các tỉnh, thành phía Nam.

Dư luận xã hội đánh giá rất cao vai trò quan trọng và hiệu quả to lớn của báo chí trong cuộc chiến này. Bản thân tôi rất xúc động và cảm phục khi thấy đội ngũ của chúng ta gồm nhiều nhà báo ở tất cả loại hình báo chí đã và đang dấn thân vào tâm dịch, sát cánh với các lực lượng tuyến đầu chống dịch. Nhiều nhà báo đã trở thành F0 nhưng các đồng nghiệp khác vẫn không ngại gian khổ, hiểm nguy, tiếp tục lao vào tâm dịch để làm nhiệm vụ. Đây là tinh thần quả cảm, cống hiến hết sức đáng quý. Chúng ta tự hào về những đội ngũ những người làm báo như thế.

Tôi nghĩ, lúc này lực lượng báo chí cần phát huy hơn nữa vai trò hết sức quan trọng của mình trong việc xây đắp niềm tin của xã hội vào thời điểm dịch bệnh đang hoành hành. Đó là niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước; niềm tin vào ý chí, quyết tâm và các biện pháp phòng chống dịch hiện nay; niềm tin vào tinh thần đoàn kết, những giá trị tốt đẹp, nhân văn, nhân ái trong xã hội chúng ta.

Ngày 1-8, trong thư gửi các lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch Covid-19, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ngợi khen, đánh giá cao "những anh chị em nhà báo không ngại lây lan, hiểm nguy vào giữa tâm dịch để viết tin, bài". Trong khi báo chí đang làm nhiệm vụ cao cả như vậy thì trong giới lại có những cá nhân vi phạm về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, vi phạm pháp luật trong hoạt động báo chí như phóng viên vừa nêu trong câu hỏi, đó là điều không thể chấp nhận được. Dư luận xã hội và những người làm báo chân chính hết sức bất bình về những vi phạm này.

Lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam khi nhận được những thông tin vi phạm đạo đức nghề nghiệp như thế đã ngay lập tức giao nhiệm vụ cho Ban Kiểm tra - Hội Nhà báo Việt Nam khẩn trương phối hợp với các cơ quan chức năng ở các tỉnh, thành (nơi xảy ra vụ việc đó) nhanh chóng xác minh, làm rõ; nếu có sai phạm thì phải xử lý thật nghiêm minh.

Ảnh minh họa

 Có 4 nguyên nhân chính:

Thứ nhất, một số cơ quan báo chí, mà ở đây là Ban Biên tập và cấp ủy, chưa thực sự coi trọng vấn đề giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho nhà báo gắn liền với đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ. Thứ hai, có một bộ phận những người làm báo chưa tự giác rèn luyện phẩm chất, thiếu tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp. Họ không vượt qua được cám dỗ và vật chất; có hiện tượng kéo nhau "đánh hội đồng", rình rập, bới móc, đe dọa để phục vụ "lợi ích nhóm". Thứ ba, một số cơ quan báo chí đang gặp khó khăn; có tình trạng khoán doanh thu, khoán quảng cáo cho phóng viên nên phóng viên đi làm nghiệp vụ thì ít mà làm kinh tế thì nhiều. Thứ tư, có tình trạng người làm báo sử dụng mạng xã hội không đúng đắn, không bám sát các quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam, từ đó nảy sinh tiêu cực.

Trong số 4 nguyên nhân đó, nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu, tựu lại 2 điểm: Một là, quản lý của cơ quan báo chí, các cấp hội nhà báo đối với phóng viên, hội viên của mình. Qua theo dõi cho thấy phần lớn những vụ vi phạm là ở những người chưa có thẻ nhà báo, mới chỉ là người thử việc. Bên cạnh đó, tình trạng quản lý lỏng lẻo lực lượng cộng tác viên của các cơ quan thường trú, văn phòng đại diện, từ đó phát sinh nhiều tiêu cực, sai phạm. Khi vụ việc xảy ra thì các cơ quan báo chí thường cắt hợp đồng hoặc báo cáo đây không phải là phóng viên mà chỉ là cộng tác viên. Thứ hai, bản thân phóng viên, cộng tác viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện và có sự suy thoái đạo đức, từ đó dẫn đến làm nghề không chính trực. 

Các biểu hiện tiêu cực này diễn ra do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nhưng nguyên nhân chính xuất phát từ nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến đạo đức người làm báo trong điều kiện thu nhập của họ không tăng. Bên cạnh đó, hành lang pháp lý cho hoạt động báo chí còn nhiều kẽ hở khiến những vi phạm trong đạo đức nghề báo chưa được kiểm soát chặt chẽ. Một nguyên nhân nữa phải nhắc tới đó là sự thiếu bản lĩnh chính trị - văn hóa, thiếu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của một bộ phận người làm báo; thiếu kiến thức cơ bản về nghiệp vụ báo chí.

Nhà báo Phan Hữu Minh - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam cũng khẳng định, cuộc đấu tranh để lành mạnh hóa hoạt động báo chí thì không có hồi kết, còn có báo chí thì còn mặt trái của báo chí. Cho nên, về phía Hội Nhà báo các cấp cần tiếp tục chủ động tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân cho đội ngũ người làm báo. Tiếp tục củng cố lĩnh vực hoạt động kiểm tra các cấp thông qua việc nâng cao trách nhiệm hơn của tổ chức HĐXLVP. Theo đó, chúng ta cần đầu tư một cách tích cực hơn nữa cho hoạt động này thông qua việc tập huấn, lựa chọn nhân lực thực hiện có nghề, có đạo đức trong sáng... 

Đặc biệt, tôi cho rằng, cái gốc của vấn đề này là phải làm sao để báo chí hoạt động lành mạnh, không còn chỗ cho tiêu cực. Nhà nước cần định hướng, phát triển báo chí ngang tầm tương xứng với phát triển xã hội. Các cơ quan báo chí cần tăng cường nâng cao năng lực của các tổ chức Đảng trong đơn vị, thường xuyên phổ biến, nhắc nhở về bản quy tắc đến các Chi hội, hội viên thông qua các lớp tập huấn, hội thảo, tọa đàm, buổi nói chuyện… để nâng cao nhận thức, giúp họ có kỹ năng hành nghề, coi cơ quan báo chí của mình là nơi phụng sự cơ bản, không “ăn ở hai lòng” trong thông tin.

Có thể nói, dù là luật hay quy định cụ thể sâu sắc đến đâu cũng không thể đầy đủ, chỉ có lương tâm và trách nhiệm của mỗi người mới có thể giải quyết được tất cả những đòi hỏi của cuộc sống. Với nhà báo khi tham gia mạng xã hội cũng vậy, cần phải luôn giữ tâm nghề, tự đổi mới chính mình nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh, trung thực, khách quan phục vụ kịp thời quyền lợi của công chúng chính là điều quan trọng nhất.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nhà báo cách mạng tài năng, đã từng căn dặn “cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”. Bác căn dặn những người làm báo, mỗi khi đặt bút viết một bài báo đều phải tự đặt câu hỏi “Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết như thế nào?”. Lời căn dặn của Người cho thấy, Người luôn coi trọng thiên chức, đạo đức, tư tưởng của người làm báo.

Nghề báo là một nghề luôn đòi hỏi con người luôn trọng danh dự phẩm chất. Cơ quan báo chí là cơ quan ngôn luận, là tiếng nói của tổ chức, của nhân dân. Do vậy tác phẩm báo chí nhiều khi không phải là của một cá nhân nhà báo, mà còn nhân danh một tổ chức, thậm chí là nhân danh công luận. Cho nên, những người làm báo chân chính phải luôn nhận thức nghiêm túc về vai trò xã hội, trách nhiệm với công chúng, phải không ngừng tu dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, nâng cao năng lực chuyên môn để xứng đáng với niềm tin của bạn đọc

  • Tags: